Yoga Trị Liệu Và Những Điều Liên Quan

 Cô ơi khi nào mở khóa 300 giờ, tụi em học 200 giờ của cô muốn học lên 300 giờ để có bằng 500 giờ?... Cô có dạy trị liệu không? Những câu hỏi này mình đã nghe nhiều lần trong mấy năm qua.

Tất nhiên câu trả lời về "trị liệu" là "không", và điều này sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Mình khuyên tất cả các chị em đã học qua 200 giờ với mình hãy trau dồi các kiến thức đã học, ứng dụng vào việc tập luyện của mình không chỉ là tư thế, ôn lại và tập tất cả những gì trong khóa huấn luyện, bao gồm cả Sadhana, vì khi các chị em hiểu sâu, hiểu rõ và ứng dụng tốt chương trình 200 giờ mình đào tạo, đây sẽ là nền tảng quan trọng để đi vào "trị liệu" hoặc sẽ là nền tảng để học cao hơn.

Mình cam kết với bản thân và các chị em, mình sẽ là người giáo viên yoga đầu tiên tại Việt Nam có bằng trị liệu chính thức được công nhận bởi "quốc tế", chứ mình sẽ không tự phong cho mình, mình cần thời gian trau dồi, học hỏi, cập nhật, tu tập...
Mình xin chia sẻ các thuật ngữ sau:

Overuse, underuse, missuse (Sự lạm dụng quá nhiều, Không được tận dụng, Sử dụng sai.)

Đây là những thuật ngữ được tìm thấy trong nghành y. Để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân thì 3 điều trên đều tránh!

Trong luyện tập yoga cũng vậy, hiểu được những điều này để tránh khi luyện tập cho cơ thể (trong các tư thế yoga) là điều quan trọng để bảo vệ cơ thể không bị các tắt nghẽn, tổn thương lâu dài.
www.shriyoga.vn

Người không tập luyện gì, ngồi lâu một chỗ, hoặc đứng lâu hoặc lập đi lập lại một tư thế trong thời gian lâu sẽ gây ra tắt nghẽn, cứng các cơ, mạc cơ sẽ không có độ trượt gây ra các bệnh thoái hóa khớp. Đây là trường hợp Underuse


Còn có những người thì luyện tập quá mức (để đạt mục tiêu nào đó mà không theo phương pháp đúng), tập liên tục không nghỉ ngơi, tập quá nhiều gây ra căng thẳng cho cơ thể, không được nghỉ ngơi hợp lí trong thời gian dài cũng gây ra các tắt nghẽn ở vai cổ gáy và thắt lưng là những khu phổ biến chịu áp lực và các bệnh khác cho cơ thể. Đây là trường hơp Overuse.

Và có những trường hợp khả năng mình chưa tới mà cố gắng tập hoặc sự hướng dẫn của người thầy với phương pháp thiếu cân bằng, thiếu nguyên tố chữa lành cũng gây ra đau nhức cho học viên, như họ tập nặng quá mức với cổ tay, vai, cổ khi phải chịu lực trên đôi tay nhiều như tư thế Tấm Ván, thăng bằng bằng bàn tay (Handstand), tập bụng mà chịu lực nhiều trên tay, nâng tạ khi di chuyển các tư thế ngoài khả năng (trong khi phần hông đùi, bụng còn yếu hoặc từng có các vấn đề trước đây)...những điều này làm căng thẳng cho vai cổ gáy và vùng thắt lưng, thậm chí cổ tay và đầu gối cũng sẽ bị áp lực và nếu tập lâu dài thì họ sẽ bị chấn thương mãn tính. Đây là trường hợp Missuse.

Người không học hành, không luyện tập thì bị thoái hóa, bị bó đau vai cổ gáy, còn người yoga có học hành, đa số đã học qua các loại bằng 200 giờ mà không thể tập một cách cân bằng cho cơ thể để không gây ra các tắt nghẽn thì thật là lãng phí thời gian, tiền bạc để đi học.

Khi bị bó vai cổ và các vùng khác thì chúng ta đi tìm người mát xa, giải cơ, chịu không nổi thì đi châm cứu, trị liệu đủ mọi hình thức...1 lần gặp bác sĩ nước ngoài nắn chỉnh từ 50 - 80 đô la Mỹ, còn gặp các giáo viên yoga mà học 3-4 ngày "trị liệu" (20 - 30 giờ) hoặc học xong 200 giờ "trị liệu" phí từ 700 - 1 triệu đồng một lần (cái này mình thấy đăng nhiều trên facebook).
Nhưng đây chỉ là cách khắc phục tạm thời, giống như cảm mà các bạn dùng thuốc - chỉ giảm triệu chứng thôi.
Các bạn hãy đi mát xa thư giản, hãy đi giải cơ hay "trị liệu" gì đó tùy theo tên gọi các bạn cho đó là gì, nhưng cái gốc rễ sẽ không bao giờ được giải quyết cho các bạn.
Một người thầy "trị liệu" yoga là một người thầy phải có khả năng "chuyển hóa" được rất nhiều khía cạnh khác nhau trong lối sống của bạn và dạy cho bạn cách tự "trị liệu" cho chính mình và thật sự tìm được "sự tự do"

Hơn 15 năm trên con đường yoga mình đã học qua hàng nghìn giờ, và việc học này chỉ là bước khởi đầu, mình sẽ tiếp tục học hàng nghìn giờ nữa và có khi cả đời để có thể gắn cái nhãn "trị liệu" thật sự lên cái tên Kim Nguyễn. Mục đích cuối cùng hy vọng sẽ lan tỏa đến cộng đồng một lối sống lành mạnh, tích cực, tự cân bằng cho chính mình để nâng cao được chất lượng cuộc sống một cách thật sự.

Care & Share
Kim Nguyễn/Shriyoga

Comments

Popular posts from this blog

Bạn đang theo loại yoga nào? What system of yoga are you following?

Tình nghĩa hay đúng sai quan trọng?

NO TOUCHING SPINE IN FORWARDFOLD POSTURES