TRẢI NGHIỆM TỪ VIỆC TẬP ASHTANGA YOGA


Hình cách đây 7 năm

Là người thực hành yoga hơn 10 năm qua, 7 năm gần đây tôi tự ứng dụng các kiến thức mình học được rồi ứng dụng vào việc tập luyện Asana. Tôi tập khá đều, mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần (khoảng 90 phút 1 lần. Tôi tập để nhận ra cơ thể mình chỗ nào cần thêm sức mạnh, chỗ nào cần thêm độ dẻo, tôi không thiên về chỉ ngả lưng hay chỉ thăng bằng bằng tay. Khi tôi học bằng 200 giờ yoga đầu tiên là tôi đã tập Ashtanga Primary Series ( Cách đây hơn 7 năm), sau khi kết thúc khóa học tôi không duy trì luyện tập Ashtanga đều như những Ashtangi vì có nhiều lý do. Tôi tập yoga nói chung, không theo một quy trình nhất định nào cả, tập làm sao cho cơ thể cân bằng là được. Thỉnh thoảng tôi tập Ashtanga (một hay vài tháng tập một lần hihi).
Gần đây tại Shriyoga có mở lớp Ashtanga Series 1 thì tôi bắt đầu tập đều lại, nhưng chỉ 1 lần 1 tuần, tập để có thể hướng dẫn cho học viên. Rất nhiều điều tôi phải biến thế và điều chỉnh cho học viên trong khi dạy chuỗi tư thế của series 1 này, không phải cơ thể ai cũng tập được loại yoga này. Tôi hướng dẫn Ashtanga theo phong cách hiện đại có pha lẫn truyền thống một tí, vì học viên tập Ash bây giờ là người đang sống trong thế giới hiện đại - có một cơ thể cũng hiện đại luôn hihi, nên khó mà ứng dụng cái cổ từ những người thời xưa cho cơ thể của họ được.
Gần đây tôi tự tập chuỗi 2 của Ashtanga (trước đây chỉ tập một vài lần), tôi nhận ra một số điều thú vị rằng, cơ thể của tôi không thể phù hợp theo trình tự các asanas cố định này được. Cụ thể là lúc vào Kapotasana ( Bồ Câu) là lúc cơ thể của tôi chưa mở hoàn toàn để vào thế ngả lưng sâu này, phần ngực và vai chỉ được mở theo hướng duỗi – vị trí tay xuôi theo người và ép ra sau qua khỏi hông (shoulder extension theo giải phẫu học), hoàn toàn chưa được mở theo hướng gập – hai tay vươn lên trần ( shoulder flexion), không chỉ hai tay vươn mà còn phải gập ngay khủy tay và mở ngực thêm trước khi vào thế này. Thông thường tôi tập mở ngực vai mềm mại rồi vào Kapotasana rất dễ dàng nắm ngay hai cổ chân, nhưng khi tập theo series thì tôi hoàn toàn nắm không tới cổ chân huhu.
Khi tôi bị chấn thương thắt lưng cách đây hơn nửa năm (đang ở Ấn Độ) khi vào tư thế Dwi Pada Sirsasana (ngồi 2 chân gác qua cổ), sau đó tôi đã tự chữa lành cho mình cho đến nay đã hoàn toàn khỏi 100%, nhưng nổi sợ thì vẫn còn đó, vì lúc đó tôi bị đau lưng đến nỗi không di chuyển được, nhấc chân lên để mặc quần cũng không được, phải nằm xuống thì mới mặc được cái quần hihi…Sau khi bị chấn thương tôi đã học được rất nhiều điều, bây giờ khi tôi tập lại tư thế này tôi biết phải làm sao, tôi phải làm Yoga Nidrasana (Nằm 2 chân gác qua cổ) trước rồi mới làm Dwi Pada Sirsasana thì dễ và an toàn hơn cho tôi hơn, theo quy trình của Series 2 thì họ làm Dwi Pada Sirsasana trước rồi mới Yoga Nidrasana, vì vậy các bạn phải thật cẩn thận nhé! Những cơ thể dẻo và khỏe thì có thể sẽ không gặp vấn đề gì, nhưng có những cơ thể thì chuyện máng chân qua đầu rất là khó khăn và nguy hiểm đấy,
Cảm ơn yoga, cảm ơn những người thầy đã cho tôi có thêm công cụ trên hành trình của mình
P/s: tôi viết bài này từ nguồn cảm hứng từ một người chị, người học trò Thanh Trang, sau khi chị ấy ghé thăm và tặng quà sinh nhật cho tôi sau một năm không gặp lại, hy vọng bài này sẽ giúp ít cho chị trên con đường luyện tập của mình nhé! Love

Namaste


Comments

Popular posts from this blog

Bạn đang theo loại yoga nào? What system of yoga are you following?

Tình nghĩa hay đúng sai quan trọng?

NO TOUCHING SPINE IN FORWARDFOLD POSTURES