KHUNG CHẬU TRUNG LẬP!
KHUNG CHẬU TRUNG LẬP (TRUNG TÍNH) LÀ NHƯ THẾ NÀO?
www.shriyoga.vn
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10156574820646740&id=810496739
www.shriyoga.vn
Gần đây mình có đăng một câu hỏi cho các giáo viên hướng dẫn
yoga về “khung chậu” lên tường Kim Nguyễn và trong nhóm “Hỏi và đáp về yoga” (H&Đ),
câu hỏi như sau:
“Khung chậu trung tính” là như thế nào, để có thể bảo vệ được
các cấu trúc xung quanh của nó và vùng cột sống được mạnh khỏe?
Nhiều anh chị và các bạn là giáo viên đã tốt nghiệp các khóa
200 và 300 giờ đã nhiệt tình trả lời câu hỏi, mình xin gửi lời cảm ơn đến sự
đóng góp của quý anh chị em!
Bạn Trần Lộc trong nhóm kín H&Đ đã dành thời gian dịch một
bài viết rất hữu ích và tuyệt vời trên trang Yoga International, xin đặc biệt cảm
ơn bạn đã đóng góp công sức của mình cho cả nhà yoga chúng ta cùng học hỏi. Quý
anh chị em muốn tham khảo chi tiết hãy vào link của bài dịch nhé:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10156574820646740&id=810496739
Bài viết trên trang yoga International khá dài, những ai
chưa hiểu căn bản về cấu trúc giải phẫu học của cơ thể người khi đọc sẽ hơi khó
để nắm rõ ý của họ về “khung chậu trung lập” là như thế nào!
Mình xin đưa ra các ý chính của bài viết kết hợp với các kiến
thức, trải nghiệm tập luyện, đào tạo của mình mà kết luận như sau:
Một cột sống tự nhiên và trung lập để giảm tối thiểu các áp
lực của các cơ và mô liên kết xung quanh là nó phải có độ lồi và lõm tự nhiên của
nó, ví dụ: lưng trên và xương cùng là lồi nhẹ, đốt sống cổ và thắt lưng là lõm
nhẹ vào. Nếu một trong các vùng cong này mất độ lồi lõm của nó thì sẽ gây ảnh
hưởng đến các phần còn lại của cột sống, ví dụ: Thắt lưng mà mất độ lõm tự
nhiên; lõm quá (hyperlordosis) hay phẳng (flatback) đều gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của các vùng lân cận. Một khu vực ảnh hướng đến rất nhiều đến độ lõm của
vùng thắt lưng đó là khung chậu (xương cùng là một phần cấu trúc hình thành nên khung chậu và cũng là một phần
của cột sống), làm sao để chúng ta tạo ra được khung chậu trung lập mà thắt
lưng có thể lõm vào tự nhiên? Trước hết chúng ta phải nhìn vào hình và lời giải
thích sau: Hình này chỉ là ½ của 2 bên khung chậu.
-
ASIS: Gai chậu trên phía trước (2 cục xương hông
nhô ra khi ta sờ phía trước khung chậu)
-
PSIS: Gai chậu trên phía sau (là 2 cục xương
xong xong với đốt thứ 2 của xương cùng S2); thường là 2 núm đồng tiền ấy hihi
-
ASIS – PSIS angle of tilt: Góc nghiêng (để đo độ)
Người mới tập yoga có sự lõm vào của thắt lưng là từ 15 độ
hoặc hơn, người tập lâu có kinh nghiệm thì phải hơn nữa và có khi là đến 30 độ.
Nhưng khung chậu trung lập của mỗi người đều khác nhau nên sẽ KHÔNG có số đo
chính xác bao nhiêu là lý tưởng, đây là những con số để chúng ta có căn cứ mà làm
việc nếu cần, ví dụ người mà có độ chênh lệch là 40 độ thì cho là bị lõm vùng
thắt lưng quá mức(hyperlordosis), người này mới cần phải cuộn mông (cuộn xương
cụt) trong các thế mà thắt lưng có nguy cơ võm sâu hơn những người không bị. Tất
cả những phép tính này là thông tin của nhà vật lý trị liệu Bill Rief có kinh nghiệm 40 năm và là tác
giả của cuốn sách “ Bí Mật Của Đau Lưng; Nguyên Nhân Thật Sự Gây Ra Đau Lưng Cho Phụ Nữ”, vì vậy
chúng ta hãy suy ngẫm và ứng dụng kiến thức này vào luyện tập yoga và hướng dẫn
nhé!
Tóm lại muốn thắt lưng lõm vào tự nhiên thì khung chậu phải
hơi đổ về trước (Anterior Tilt), tức PSIS phải nằm cao hơn ASIS một CHÚT thì mới
tạo tra khung chậu trung lập được hihi – đây là một yếu tố của Xoắn Ốc Trong
trong Anusara Yoga, mình càng ngẫm càng thấy các Nguyên Tắc Định Tuyến Vũ Trụ
(UPA’S) của Anusara Yoga thật tinh tế và tuyệt vời sau khi đọc phân tích khung
chậu trung lập của nhà Vật Lý Trị Liệu này. Trong Anusara sau khi làm Xoắn Ốc Trong –
Inner Spiral – IS xong tiếp theo phải có Xoắn Ốc Ngoài – Outer Spiral - OS (cuộn
NHẸ đỉnh mông to xuống, hay cuộn nhẹ xương cụt xuống là 1 yếu tố của OS), đây
là thứ tự bắt buộc của các nguyên tắc khi chúng tôi hướng dẫn không bao giờ đảo
lộn thứ tự của nó, vì nếu đảo lộn thì kết quả sẽ không còn mang tính chữa lành
nữa, ví dụ:
Tư thế Utkatasana (Chiếc Ghế); mình luôn hướng dẫn là hãy đẩy
hông ra sau cho trọng lượng dồn lên 2 gót chân (lúc này chúng ta đã tạo lõm cho
thắt lưng, ổn định khớp cùng chậu) - IS, giữ trọng lượng ở gót chân và cuộn nhẹ
mông (xương cụt) xuống để làm dài độ lõm ra tí nhưng vẫn duy trì độ lõm (để tránh
làm chèn các đốt sống) – OS, chứ không cuộn đến nổi mà lưng thành phẳng hay gù.
Rất còn nhiều các tư thế khác trong yoga mà chúng tôi chỉ
dùng 5 nguyên tắc chính UPA’S thôi, chúng được ứng dụng cho tất cả các tư thế,
đó là lý do nó có chữ “Vũ Trụ” trong đó. Mình chỉ thấy nó quá hay, không phải
vì mình có bằng cấp 2 của Anusara mà nói thế, mình tôn trọng và tập các loại
yoga khác nhưng mình vẫn dùng các nguyên tắc định tuyến Vũ Trụ này vì mình thấy
nó giúp mình rất nhiều hihi.
Cảm ơn cả nhà đã đọc bài viết.
Kim Nguyễn
#khungchautrunglap
#suckhoecotsong
#giaiphauhoccungkimnguyenyoga
#shriyoga
Nhận xét