CHỈ MỘT TƯ THẾ RẮN HỔ MANG MÀ TẬP CHƯA VỮNG LẬP ĐI LẬP LẠI CŨNG ĐỦ LÀM TỔN THƯƠNG VÙNG THẮT LƯNG.
Yoga - tập đúng cách sẽ có tác dụng chữa lành, đẩy lùi và giảm thiểu bệnh tật. Tập không vững kỹ thuật, căng quá mức ra khỏi biên độ hoạt động của cơ khớp, lập đi lập lại nhiều lần sẽ gây ra chấn thương về sau, trong tiếng anh gọi là consistent overstretch and misalighments ( out of range of motion).
Theo tình hình chung, một số đông các anh chị em sau một thời gian tập yoga thì thấy vùng thắt lưng đau thường xuyên, có người đau gối, đau cổ tay, đau vai cổ, đau thần kinh hông...
Nếu người dạy không hiểu về nguyên tắc và những chiều mặt phẳng di chuyển ( planes of movements) của đốt sống nói riêng và của các xương, cơ, khớp cùng với sự liên quan, cơ chế hoạt động của các nhóm cơ... thì khó mà có thể hướng dẫn cho học viên bảo vệ vùng thắt lưng và các vùng khác của cơ thể khi tập yoga?
Chỉ cần ngày nào đến lớp tập bài chào mặt trời căn bản mà cứ làm nhanh theo thầy cô mà không biết cảm nhận cơ thể và những lưu ý khi vào thế Rắn Hổ Mang và Chó Úp Mặt ngay sau đó cũng đủ làm tổn thương vùng thắt lưng, gối và thần kinh hông, vai, cổ. Vì đa số khi tôi dạy và quan sát các học viên mới dự lớp của tôi lần đầu, tôi thấy họ làm quá nhanh và không biết dùng lực ở đâu, nên mở và đánh cong phần nào trong tư thế này, mà đa số họ dùng lực bàn tay để lên cho cao và chèn ép đốt sống cổ, thắt lưng quá nhiều...Họ không biết cố định và vươn phần thắt lưng, cách đặt bàn tay cho chuẩn ngay lúc đầu ( không đánh cong thắt lưng quá mức), mở phần lưng giữa, lưng trên, vươn dài phần phía sau đốt sống cổ...rồi mới từ từ trườn người lên. Đa phần là ngóc đầu lên trước, ấn mạnh hai bàn tay thì làm sau cảm nhận và chuẩn bị cho vùng lưng tốt.
Những tư thế Chiến Binh Thứ 1,Thứ 2, bài chào mặt Trời của Ashtanga mà không biết cách nhảy ra sau sao cho an toàn( hoặc thậm chí không cần nhảy, chỉ cần kỹ thuật hạ ngực không vững) lập đi lập lại nhiều lần sẽ gây ra đau vai, cổ, thắt lưng và gối...
Cụ thể tư thế: Ashtanga Namaska- Tám Điểm Chạm Sàn hoặc Chaturanga Dandasana- Tư Thế Hạ Ngực( Four Limbed Staff pose):  Hai tư thế này được làm rất nhiều lần trong một bài yoga. Áp lực ở khớp vai và lưng là rất lớn nếu họ làm không vững kỹ thuật- không siết bụng dưới, nâng hai đùi trước lên, không mang ức về phía trước, ép hai khuỷa tay vào người siết cơ Răng Cưa phía trước dọc gần nách và sương sườn, tạo một góc 90 độ giữa khuỷa tay và cổ tay(hoặc khủya tay nằm sau cổ tay một chút), giữ cho cổ thẳng hàng với đốt sống lưng( không quằng cổ xuống)... Tất cả các kỹ thuật này phải được áp dụng trước khi hạ ngực, nếu họ làm nhanh và không vững thì tất cả khớp vai, khớp khuỷa tay và cổ tay thậm chí thắt lưng sẽ bị đau.
Tư thế Chiến Binh Thứ 1, Thứ 2 cũng là những tư thế rất phổ biến được tập nhiều trong mỗi lớp yoga. Thậm chí người tập yoga với thâm niên hai năm vẫn tập tư thế này chưa vững, áp lực chèn ở thắt lưng, phía sau cổ, và đầu gối trụ là rất nhiều...
Chỉ cần những tư thế đơn giản nói trên, tập một cách hướng ngoại, không học cách hướng vào trong, liên kết và cảm nhận với cơ thể mình, thì kết quả là các cơn đau mãn tính, nặng hơn sẽ là cần đến phẫu thuật.
Nền tảng chưa vững, những thế đơn giản mà làm chưa vững thì nên tập cho vững, cho tốt trước khi vào thế nâng cao, hãy tìm hiểu cơ thể mình, mình đang ở đâu, biết khả năng của  mình rõ, học cách cảm nhận cơ thể, lắng nghe   cơ thể đó là "trí tuệ". Muốn làm được điều này chỉ có cách duy nhất là hạn chế bản ngã và tập "chậm" lại.
YOGA cách đây 50-60 năm không có chữ "định tuyến", vì chấn thương do tập yoga không đúng cách xảy ra khá nhiều- là tình hình chung của các nơi trên thế giới và Việt Nam, vì vậy "Định Tuyến" mới ra đời.
Tôi sẽ trở lại Hà Nội sớm theo yêu cầu, và chắc chắn nếu các anh chị em tham gia hội thảo sẽ thấy được sự thoải mái, vững vàng trong tư thế và trạng thái an lạc nữa: "không cần cao siêu, chỉ cần thanh thản". Nhưng nếu "vừa cao siêu, vừa thanh thản" thì càng tốt :-).

Chúc tất cả bình an! Om Shanti...

Namaste,
Kim Nguyễn.
#baivietcuakimnguyen #alighments #yogawithkimnguyen #cothehoc #giaiphauhoc #yogaanatomy #yogaphilosophy #giaiphauhau #trietlyyoga #tutheranhomang #bhujangasana

Comments

Popular posts from this blog

Bạn đang theo loại yoga nào? What system of yoga are you following?

Tình nghĩa hay đúng sai quan trọng?

NO TOUCHING SPINE IN FORWARDFOLD POSTURES