Bài đăng

Placebo và Nocebo Trong Yoga Trị Liệu

Hình ảnh
Placebo và Nocebo: Tác động đến hệ thần kinh Placebo effect là hiện tượng khi một người trải nghiệm cải thiện sức khỏe chỉ nhờ niềm tin rằng họ đang nhận được sự hỗ trợ (dù không có chất hoặc can thiệp thật sự). Nocebo effect ngược lại – là khi niềm tin tiêu cực khiến người đó trải nghiệm triệu chứng hoặc đau đớn, dù không có nguyên nhân thực thể. 📍 Ảnh hưởng đến hệ thần kinh 1. Hệ thần kinh trung ương (CNS): • Placebo kích hoạt vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) và hệ viền (limbic system) – những vùng điều hành cảm xúc và dự đoán. • Placebo giảm đau hoạt động thông qua opioid nội sinh – giúp giảm đau thực sự về sinh học. • Nocebo kích thích amygdala – làm tăng lo âu và kích hoạt trục HPA, tăng cortisol, nhịp tim và cảm nhận đau. 2. Hệ thần kinh tự chủ (ANS): ...

HỌC PHÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI SAO CAO? WHY IS THE TUITION FEE FOR TEACHER TRAINING HIGH?

Hình ảnh
[ English below] ⸻ Có một điều mà mình thường nghe mọi người hỏi, đó là: “Tại sao học phí khóa đào tạo giáo viên yoga 200 giờ của Shriyoga Việt Nam lại cao hơn so với nhiều nơi khác?” Thật lòng thì… mình cũng không biết trả lời sao cho trọn vẹn. Vì mình tin rằng mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau về giá trị. Nhưng điều khiến mình nhẹ lòng, và cũng là điều mình trân quý nhất, đó là khi học viên đã đi hết hành trình của khóa học rồi – thì chính các bạn ấy lại là người trả lời. Nhiều bạn từng nói: “Ban đầu nghe học phí thấy hơi đắn đo. Nhưng học xong rồi thì thấy… không hề đắt. Mà rất xứng đáng.” Bởi vì bên cạnh kiến thức nền tảng, điều các bạn nhận được là sự trưởng thành từ bên trong – trong cách tập luyện, trong thái độ với cơ thể, trong con đường chia sẻ yoga cho người khác. Và cũng chính những học viên đó, sau khi tốt nghiệp, lại quay về tiếp tục học thêm những khóa nâng cao khác. Có người nói rằng: “Vì cảm thấy ở đây không chỉ học để dạy, mà còn học để hiểu mình hơn...

Mát Xa Chữa Lành Hay Dạy Yoga?

Hình ảnh
Gần 10 năm trước, mình từng học massage Thái ở Chiang Mai, Thái Lan. Sau khoá học đó, thỉnh thoảng mình có massage cho người thân, bạn bè thân thiết. Lâu lâu mình cũng đưa một buổi massage vào trong khoá đào tạo giáo viên yoga 200 giờ để các bạn thực hành với nhau. Nhưng với mình, massage không phải là nghề chính – mình chọn dạy yoga. Thay vì hành nghề massage, mình ứng dụng kỹ năng đó để tăng sự nhạy cảm trong việc chạm và chỉnh sửa cho học viên trong lớp yoga. Trước đây, khi dạy học viên cá nhân, mình hay kéo nhẹ cổ, bóp vai một chút trước khi họ thư giãn – chỉ đơn giản vậy thôi, chứ không có thời gian để massage toàn thân. Sau này, khi có cơ hội đi dạy retreat ở Thụy Điển, mình cũng từng mở thêm vài suất massage riêng cho khách đăng ký sau giờ yoga, coi như kiếm thêm thu nhập. Nhưng mình nhận ra cơ thể mình không chịu nổi nếu phải massage cho 3-4 người trong một ngày – rất mệt và căng cơ. Mỗi năm chỉ làm được đôi ba lần, mỗi lần vài người thôi. Sau đó thì mình ngưng hẳn vì mì...

Định Tuyến Dành Cho Ai? Who is This Alignment for?

Hình ảnh
⸻ Cô đang dành thời gian nghỉ ngơi khoảng một tháng, mà thật ra… mới nghỉ được có hơn 10 ngày thôi. Và thành thật mà nói, cô chưa có cảm hứng để làm clip hay chia sẻ điều gì cả. Có lẽ vì dạo này cô không còn thấy nhiều ý nghĩa trong việc phân định “đúng” hay “sai” như cách mạng xã hội thường hay gán nhãn bằng những dấu tick Yes và No. Cô cứ tự hỏi hoài: đúng với ai? sai với ai? Những định tuyến đó dành cho ai, và liệu có thực sự phù hợp với tất cả mọi người không? Cô ngày càng tin rằng không có một câu trả lời chung cho tất cả. Giống như không có một loại thuốc hay công thức nào có thể chữa được mọi loại bệnh. Nhưng cô hiểu – những ai đang học về trị liệu, chữa lành, hay chỉ đơn giản là mong muốn giúp đỡ người khác – thường rất mong có một quy trình rõ ràng: ví dụ như “xẹp đĩa đệm thì tập bài này”, “thoát vị thì làm động tác kia”, hay “vấn đề A thì giải pháp B”. Nhưng thật sự, cơ thể con người không vận hành theo cách đó. Cơ thể không phải là một sơ đồ máy móc để lắp g...

A HOLISTIC PICTURE OF THE PELVIC FLOOR, MOVEMENT, AND OVERALL HEALTH

Hình ảnh
[ English below] BỨC TRANH TỔNG THỂ VỀ SÀN CHẬU, CHUYỂN ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE TOÀN THÂN Hôm qua, trong buổi học tiếp nối chủ đề khoa học thần kinh về cơn đau, thần kinh và sức khỏe sàn chậu, mọi thứ dần được tích hợp lại thành một bức tranh tổng thể. Đây là những kiến thức mà học viên đã tiếp cận xuyên suốt từ module 1, module 2, và bây giờ là module cuối – module 3 của khóa Di chuyển giảm đau, chữa lành thân tâm. Một trong những học viên của mình, Tôn Giang, chia sẻ rằng trước đây cô đã từng được bác sĩ giảng dạy về sàn chậu nhưng chỉ hiểu nó trên phương diện cấu trúc và chức năng. Cô nói rằng kiến thức từ bác sĩ giống như những mảnh ghép rời rạc, chỉ tập trung vào giải phẫu mà chưa thể kết nối với ứng dụng thực tế. Nhưng đến khóa học này, mọi thứ mới thật sự sáng tỏ – không chỉ là hiểu về sàn chậu mà còn biết cách làm thế nào để có một cơ sàn chậu khỏe, từ đó hỗ trợ toàn bộ hệ thống vận động, đặc biệt là vùng thắt lưng, cột sống, và các phân đoạn bên dưới như khớp háng, đầu gối và ...

Anusara Class by Kim Nguyen/ Mother Earth

Hình ảnh
[ English below] Thật tuyệt vời khi chủ đề về Mẹ Đất trong lớp Anusara Yoga không chỉ dừng lại ở ý niệm mà còn truyền cảm hứng để học viên hành động vì môi trường! Việc một người quyết định dùng cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh hay tampon dùng một lần là một bước nhỏ nhưng ý nghĩa trong việc giảm rác thải. Mình rất vui khi thấy học viên của mình không chỉ học yoga mà còn mang những giá trị sống bền vững vào đời sống hàng ngày. Chúc mừng em ấy đã dám thử một điều mới, và biết đâu sau này em ấy lại truyền cảm hứng cho nhiều người khác nữa! It’s wonderful that the theme of Mother Earth in the Anusara Yoga class on Sunday went beyond just a concept and actually inspired a student to take action for the environment! Choosing to use a menstrual cup instead of disposable pads or tampons is a small but meaningful step in reducing waste. I am so happy to see students not only learning yoga but also integrating sustainable values into their daily lives. Congratulations to her for embr...

Neuroscience of Pain in Yoga Therapy

Hình ảnh
[ English below] Khoa học thần kinh về cơn đau và ứng dụng trong yoga trị liệu Cơn đau không chỉ là cảm giác vật lý mà còn là một trải nghiệm phức tạp liên quan đến não bộ, hệ thần kinh và tâm lý. Trong khoa học thần kinh, cơn đau có thể được chia thành hai loại chính: 1. Cơn đau cấp tính (Acute Pain) – Phản ứng tự nhiên của cơ thể trước chấn thương, viêm hoặc tác nhân kích thích. 2. Cơn đau mãn tính (Chronic Pain) – Khi hệ thần kinh tiếp tục phát tín hiệu đau ngay cả khi nguyên nhân ban đầu đã biến mất. Điều này liên quan đến sự nhạy cảm thần kinh trung ương (central sensitization). Các vùng não liên quan đến cơn đau • Vỏ não cảm giác (Somatosensory Cortex): Xác định vị trí và cường độ cơn đau. • Đồi thị (Thalamus): Điều phối tín hiệu đau trước khi gửi đến các vùng khác của não. • Hệ viền (Limbic System): Gắn kết cảm xúc với cơn đau, có thể làm đau trở nên nghiêm trọng hơn nếu có căng thẳng hoặc lo lắng. • Vùng vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex): Ảnh hưởng đến nhận th...